Đánh giá
Ba Đồn là một thị xã được tách ra từ huyện Quảng Trạch – Quảng Bình với vẻ đẹp nên thơ, yên bình, hài hòa giữa núi và biển, là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca. Ở đây không chỉ nổi tiếng với phong cảnh tự nhiên hoang sơ, những bờ cát chạy dài, nước biển trong xanh và không khí lý tưởng để nghỉ mát, mà du khách còn bị cuốn hút bởi những món ngon mộc mạc của người dân vùng ven biển miền Trung. Hãy cùng tìm hiểu nét độc đáo trong ẩm thực của các món ăn đặc sản Ba Đồn Quảng Bình ngay sau đây.
Mục lục bài viết
Nghề trồng tỏi được hình thành từ hơn 70 năm trước tại các xã vùng Nam Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), khu vực trồng nhiều nhất là xã Quảng Minh. Tỏi được trồng ở đây là giống tỏi tía bản địa, có mùi thơm và vị cay đặc trưng.
Hiện nay, sản phẩm tỏi tía đã trở thành một trong những đặc sản Ba Đồn được nhiều du khách lựa chọn mua về làm quà khi có dịp ghé qua nơi đây. Tỏi tía nổi tiếng khắp nơi với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như hỗ trợ hô hấp, giúp giấc ngủ sâu, tăng cường trao đổi khí… Bên cạnh đó, với hương vị cay nồng, giòn giòn và đậm hương thơm của những tép tỏi từ lâu đã trở thành một thứ gia vị giúp tăng hương vị cho các món ăn, không thể thiếu trong bữa cơm của mỗi gia đình.
Tỏi tía Quảng Minh được trồng theo tiêu chuẩn đảm bảo an toàn sức khỏe, sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô để tăng thời gian bảo quản và tăng giá trị sản phẩm. Có thể nói, đối với người dân bản địa, tỏi tía không chỉ có giá trị về mặt kinh tế mà còn là một niềm tự hào to lớn của họ. Du khách đến đây có thể tìm mua loại đặc sản của thị xã Ba Đồn này ở hầu hết các chợ, đặc biệt là Chợ Ba Đồn – một trong những địa điểm du lịch ở Quảng Bình, có thể vừa mua đặc sản vừa tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của người dân tại vùng đất này.
Cháo canh là món ăn Quảng Bình đậm đà bản sắn của người dân Quảng Bình, có hương vị đặc trưng và xuất hiện hầu hết ở nhiều nơi. Thế nhưng, tại bờ bắc sông Gianh, món cháo canh lại mang hương vị rất riêng, chân chất, làm nên món đặc sản Ba Đồn thơm ngon nức tiếng. Không giống như cháo canh cá lóc ở Đồng Hới, cháo canh ở Ba Đồn được nấu từ các loại cá biển, vì thế nó vừa mang hương vị đồng quê vừa mang vị mặn mòi của vùng biển miền Trung.
Sợi cháo canh được làm từ bột gạo, từng sợi dài mềm kết hợp với hành phi và vị ngọt thơm của cá biển làm nên bát cháo canh thơm phức, mộc mạc mà chất chứa tình quê. Cháo canh ở đây thường được ăn kèm cùng với ram và rượu. Ram được làm từ thịt lợn băm nhỏ, ướp gia vị, cuốn bằng bánh mè xát và rán giòn.
Đến Ba Đồn, thưởng thức bát cháo canh nóng hổi, thơm phức mùi hành phi, vài cái ram béo ngậy và nhâm nhi ly rượu thì còn gì bằng. Cái hương vị không lẫn vào đâu được của món ăn đặc sản ở Ba Đồn Quảng Bình chắc chắn sẽ làm bạn nhớ mãi không quên.
Chắt chắt là một loài sinh vật nhuyễn thể, nó sống ở vùng giao thoa giữa nước sông từ đầu nguồn đổ về và nước ở cửa biển dâng lên. Hàng năm từ tháng hai đến tháng bảy âm lịch, khi thủy triều dâng lên hòa với dòng sông Gianh hiền hòa chính là mùa của loại đặc sản sông Gianh nói chung và đặc sản Ba Đồn nói riêng.
Chắt chắt sau khi cào mang về rửa cho sạch, sau đó đun nước thật sôi rồi thả vào, thêm ít muối hạt và dùng đũa đảo đều để con chắt chắt mở hết vỏ, phần ruột tách rời. Nước chắt chắt có thể được làm canh ăn với cơm, còn thịt chắt chắt được biến tấu chế biến thành nhiều món ăn độc đáo, thơm ngon. Ngoài món đặc sản Ba Đồn Quảng Bình – bánh đa xúc chắt chắt nổi tiếng, còn có bún chắt chắt, cháo chắt chắt, chắt chắt nấu lá ngút…có cả chắt chắt xào với mít non lá lốt vô cùng lạ miệng.
Con chắt chắt là món quà của tự nhiên, thấm đượm vị phù sa của dòng sông Gianh yên bình, mang lại cơm no áo ấm cho những cư dân chân chất ở vùng gió Lào cát trắng, khắc nghiệt mà nghĩa tình.
Nếu như Quảng Trạch thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng, mang tính tâm linh của Vũng Chùa – Đảo Yến thì ở thị xã Ba Đồn lại có sự hấp dẫn riêng với làng nghề làm bánh đúc Quảng Hòa. Đây là một làng nghề có từ rất lâu, truyền từ đời này sang đời khác và là nơi làm ra món ăn đặc sản Ba Đồn nổi tiếng thơm ngon – bánh đúc.
Bánh đúc tại Ba Đồn được làm từ bột gạo pha với ít nước vôi trong. Để làm ra được một mẻ bánh ngon thì quan trọng nhất là khâu pha bột, người làm bánh phải tính toán thật kỹ lưỡng để bánh có được độ giòn và dẻo đặc trưng. Trong quá trình nấu bánh, người ta phải đảo liên tục và đều tay để bánh không bị vón cục, khê hay cháy.
Một chiếc bánh đúc ra lò với hương vị thơm ngon, tròn trịa, đậm màu là cả một quá trình cần cù và bí quyết riêng của người làm bánh. Đây là một trong những món đặc sản của thị xã Ba Đồn làm nhiều thực khách say lòng.
Cũng giống như bánh đúc, bánh xèo cũng là một trong những đặc sản Ba Đồn có truyền thống lâu đời. Cái nghề làm bánh đúc ở xã Quảng Hòa đã gắn bó với người dân từ bao đời nay, chứa đựng nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của người xứ Quảng.
Để có những chiếc bánh mềm, dai, gạo lứt phải được ngâm kỹ với nước rồi mới đem đi xay. Sau khi xay xong, bỏ vào một ít muối và hành hẹ thái nhỏ rồi bắt đầu tráng bánh. Khi tráng bánh, phải chú ý lửa thật nhỏ và đều, như thế khi bánh chín sẽ có hoa văn lá hành hẹ đẹp mắt.
Bên cạnh những đặc sản ở Quảng Trạch Quảng Bình thì bánh xèo gạo lứt ở thị xã Ba Đồn cũng xứng đáng nằm trong danh sách các món ăn thơm ngon, đặc trưng của đất Quảng Bình.
Người gửi / điện thoại
Tỏi tía Quảng Minh là loại tỏi truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam với vị cay đặc trưng và hương thơm đặc biệt, được sử dụng làm gia vị cho nhiều món ăn.
Trả lời