logo-top7review-vn-19173b

Top 7 địa điểm du lịch nổi tiếng tại Điện Bàn, Quảng Nam

Update: 22-04-2023
View: 538

Đánh giá

Quảng Nam vốn nổi tiếng với những địa điểm du lịch vô cùng hấp dẫn và thu hút đông đảo khách du lịch. Trong bài viết dưới đây, Top7review.vn sẽ gợi ý cho bạn những địa điểm du lịch nổi tiếng và đẹp nhất tại Quảng Nam.

Xem thêm dịch vụ top 7 shop hoa Quảng Nam uy tín tốt nhất

1. Bãi tắm Hà My – Điện Dương

Bên cạnh đó huyện Điện Bàn còn đang xúc tiến xây dựng cơ sở hạ tầng khu bãi tắm Hà My – Điện Dương, nơi đang có sức thu hút du khách đến tắm biển, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi trong mùa nắng nóng, quy hoạch chi tiết để tiến tới xây dựng khu làng chài Hà My theo định hướng phát triển du lịch cộng đồng, quy hoạch khu bãi tắm Viêm Đông – Điện Ngọc để kết nối với khu bãi tắm Hà My tạo thành một chuỗi du lịch trên tuyến bờ biển.

Có vị trí khá thuận lợi khi nằm bên tuyến đường ven biển nối TP Đà Nẵng với phố cổ Hội An (tỉnh Quảng Nam), bãi biển Hà My cách núi ngũ hành sơn 6km thôi. Nơi này mang đúng những nét tuyệt đẹp của biển miền Trung, đó là những bờ cát trắng phau trải dài ngút tầm mắt, nước biển trong vắt, xanh một màu ngọc “cực quyến rũ” nhé.

Đến Bãi Biển Hà My, bạn có thể trải nghiệm nhiều giờ trên bãi biển vì có những tán dừa mát mẻ, dịu dàng, lãng đãng ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên yên bình và thư thái. Thích nhất là chẳng phải bon chen đông đúc như ở các bãi biển nổi tiếng đâu nhé. Lắm khi thả mình hòa với thiên nhiên mà xung quanh chẳng một bóng người luôn, dễ chịu hết sức. Cùng gia đình, người thân, bạn bè xuống biển đắm mình vào làn nước mát trong, tha hồ đùa vui mà cảm tưởng như biển của…riêng mình vậy.

Xem thêm dịch vụ hoa tươi Quảng Nam uy tín tốt nhất

. Bãi tắm Hà My - Điện Dương

2. Cơ sở chạm khắc gỗ Nguyễn Văn Tiếp

Nguyễn Văn Tiếp là hậu duệ đời thứ 5 của một gia đình làm nghề mộc chạm khắc gỗ… Ông nội của ông từng là thợ mộc chạm trổ nổi tiếng ở làng Đông Khương xã Điện Phong, huyện Điện Bàn. Ông Tiếp được ông nội truyền nghề khi mới hơn mười tuổi. Khi đất nước hòa bình, trong những năm đầu kinh tế còn khó khăn, nghề mộc chạm trổ khó có đất sống, Nguyễn Văn Tiếp vẫn luôn trăn trở với suy nghĩ làm sao khôi phục làng nghề của quê mình hồi sinh, đó mới là con đường lâu dài, thỏa ý nguyện của đời mình. Đầu năm 1980, Nguyễn Văn Tiếp quyết chí dựng xưởng để làm nghề mộc. Thời đó, kinh tế khó khăn, sản phẩm mộc chạm trổ thì cũng ít người đặt hàng. Với phương châm “Lấy công nuôi nghề, lấy nghề làm nghiệp” nhờ đó, cơ sở mộc chạm trổ vượt qua tháng ngày gian khó… Dần dần, ông đứng ra nhận thầu những mặt hàng điêu khắc, chạm trổ khắp nơi.

Xem thêm dịch vụ shop hoa tươi Quảng Nam uy tín tốt nhất

Cơ sở chạm khắc gỗ Nguyễn Văn Tiếp

3. Cơ sở chạm khắc gỗ Âu Lạc

Các tác phẩm điêu khắc của Âu Lạc luôn khiến mình ấn tượng và cảm phục bởi độ tinh xảo, chi tiết sắc nét, tính thẩm mỹ và đặc biệt là sự tâm huyết của những người nghệ nhân khi thực hiện các tác phẩm. Họ thực sự đã thổi hồn vào những khối gỗ thô sơ trở thành những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.

Có thể nói Âu Lạc Gỗ Nghệ Thuật là công ty tiên phong trong lĩnh vực khai thác tiềm năng thể loại tranh gỗ (phù điêu) của Việt Nam ngay từ buổi đầu tạo dựng thương hiệu của 25 năm trước, tuy thể loại này đã có từ rất lâu đời, nhưng chưa được phát triển phong phú như bây giờ.

Đứng trước mỗi tác phẩm của Âu Lạc, người thưởng thức không khỏi băn khoăn với những câu hỏi: Làm thế nào? Bao lâu? Ai? Những câu hỏi như thế luôn là niềm trăn trở khôn nguôi trước những bức tranh khổ lớn, tầng tầng lớp lớp chi tiết hay những pho tượng phật truyền thần chạm khắc tinh xảo, thẩm mỹ đến bất ngờ.

 

4. Cơ sở Gốm đỏ Lê Đức Hạ

Lê Đức Hạ (làng Đông Khương, Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam) nổi tiếng ở Hội An do gắn cả cuộc đời của ông với những hòn đất. Người đàn ông 60 tuổi này suốt ngày hì hụi miệt mài với bùn đất nơi mảnh vườn nhỏ nằm sát bên sông.

Cha ông Hạ là một nghệ nhân gốm nổi tiếng ở vùng sông Thu Bồn. Năm 1982, sau khi trở về từ chiến trường Campuchia, ông theo cha nhóm lửa bếp lò. Khi cha mất, ông dắt vợ vào làm cho một xí nghiệp sành sứ nhưng cơ chế bao cấp bị xóa bỏ sau đó khiến xí nghiệp nơi hai vợ chồng ông làm bị giải thể.

“Tôi vẫn khao khát mở lò làm mỹ nghệ đất nung trong vườn nhà của ba tôi ở Điện Bàn. Có bao nhiêu tiền bạc ít ỏi tôi đổ ra xây một cái lò hộp tươm tất, gọi bạn bè cũ ở xí nghiệp đến làm, có cúng bái hẳn hoi” – ông chia sẻ.

Hạ lưu sông Thu Bồn từ Hội An ngược lên Duy Xuyên, Điện Bàn là xứ sở của những làng nghề đi vào sử sách của Quảng Nam như ươm tơ dệt lụa, mộc mỹ nghệ… Nghề gốm còn khá nhiều, nhưng với đất nung thì không còn nhiều người đeo đuổi, Lê Đức Hạ là một trong ít người kiên trì theo nghề tới nay.

 

5. Làng đúc đồng Phước Kiều

Điện Phương là chiếc nôi của làng nghề truyền thống nổi tiếng với làng đúc đồng Phước Kiều, nơi được tôn vinh làng nghề tiêu biểu Việt Nam. Cồng chiêng, sản phẩm truyền thống 400 năm của dân làng Phước Kiều, đã góp phần làm nên không gian cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. Mỗi lần du khách về với Điện Bàn – Điện Phương đều tìm đến Đông Khương để xem các nghệ nhân làng đúc trình diễn các thao tác sản xuất, mua quà lưu niệm Phước Kiều,

Làng nghề truyền thống đúc đồng Phước Kiều là làng đúc đồng truyền thống của tỉnh Quảng Nam đã ra đời vào đầu thế kỷ 17, sau khi Chúa Nguyễn đặt Dinh trấn Quảng Nam tại đất Thanh Chiêm, thuộc tổng An Nhơn Trung, huyện Diên Khánh (sau là Diên Phước), phủ Điện Bàn. Nằm bên cạnh Dinh trấn về phía tây, đối diện lỵ sở phủ Điện Bàn bởi con đường thiên lý Bắc Nam. Nay thuộc xã Điện Phương – thị xã Điện Bàn – tỉnh Quảng Nam.

Theo các cụ cao niên của làng nghề đúc đồng Phước Kiều, làng có lịch sử hình thành từ khi Dinh trấn Quảng Nam (dưới thời Chúa Nguyễn Hoàng) đặt tại đất Thanh Chiêm vào đầu thế kỷ 17, tồn tại và phát triển than 400 năm qua. Sản phẩm của làng nghề vào giai đoạn sơ khai chủ yếu phục vụ cho các sinh hoạt lễ nghi, thờ cúng và phong tục tập quán, như lư đèn thờ, chuông, chiêng, súng đạn, nồi niêu, xoong chảo...

6. Làng nghề chiếu chẽ Triêm Tây

“Vào cuối thế kỷ XIX có mấy gia đình ở làng Phú Triêm, nay thuộc xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam sang ngụ cư tại đất An Phước thuộc huyện Duy Xuyên. Họ thấy dân chánh cư có nghề dệt chiếu hay quá bèn học hỏi làm theo. Đến đời ông Lê Doãn Kiệt ở Phú Triêm lấy vợ là bà Trần Thị Hựu ở An Phước, sau đó ông Lê Doãn Kiệt lập nghiệp tại quê vợ.

Nhưng do bồi lấp của sông Thu Bồn đã tạo nên một cồn cát tại Phú Triêm tục còn gọi là xóm Cồn đất đai khá màu mỡ. Thấy vậy, năm 1878 ông Lê Doãn Kiệt bèn vận động một số bà con là gốc Phú Triêm dọn về định cư tại xóm Cồn với tên gọi sơ khai là ấp Tân Lập, đó cũng là danh xưng ban đầu của Phú Triêm ngày nay. Nghề dệt chiếu cũng về theo và duy trì phát triển cho đến ngày nay.

Về nguyên liệu xưa nay người Triêm Tây tự trồng đay, lác để dệt chiếu, nhà nào cũng có một bó đay, bó lác trong nhà….Xưa dân làng dệt chủ yếu là 3 loại chiếu, đó là chiếu bông chữ thọ, chiếu Tầu và chiếu trổ bông bèo trong đó chiếu bông chữ thọ là khó dệt nhất, kế đến là chiếu Tầu. Người đầu tiên nắm vững kỹ thuật dệt chiếu bông thọ là ông Trần Luỹ, cháu vợ ông Lê Doãn Kiệt…..”

Trước đây 100% hộ trong làng tham gia làm nghề dệt chiếu và đan lác do ông cha để lại – Sau năm 1975 nhà nhà dệt chiếu, đi từng làng trên xóm dưới đều rực rở sắc màu chiếu cói đầy sân. Từ trẻ con đến cụ già đều tham gia sản xuất chiếu, chiếu dệt ra không kịp nhập kho đã có nhà nước thu mua phân phát.

Làng nghề chiếu chẽ Triêm Tây

7. Khám phá du lịch Me Xanh

Nói đến Triêm Tây (Điện Phương, Điện Bàn) du khách thường nghĩ đến làng du lịch cộng đồng, nơi khung cảnh miền quê vẫn còn hiện diện khá hoang sơ qua những con đường quanh co rợp bóng cây hay những di tích, cảnh đẹp làng nghề. Tuy nhiên, từ hơn 2 tháng qua nơi đây đã xuất hiện thêm một điểm dừng chân hoàn toàn mới lạ: khu du lịch Me Xanh.

Gọi là “khu” cho lớn chứ Me Xanh còn khá đơn sơ với những ngôi nhà tranh tre nằm vắt ngang qua dòng Lạch Quế. Khách đến có thể nghỉ ngơi, tham gia một số trò chơi dân dã như câu cá, chèo thuyền, đi xe đạp nước trên sông hoặc sinh hoạt nhóm trong những ngôi nhà sàn tre, thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương như gà vườn, tôm, cá sông đồng… sau khi đã thăm thú quanh làng.

Chủ nhân của khu du lịch, ông Võ Văn Khoa chia sẻ, ý tưởng thành lập điểm nghỉ ngơi này xuất phát khi Làng du lịch cộng đồng Triêm Tây ra đời, đặc biệt khi cầu Cẩm Kim hình thành kết nối Triêm Tây với phố cổ, giúp khách thuận tiện hơn khi qua làng. Du khách đến làng ngoài thăm thú cảnh đẹp làng quê, làng nghề và cuộc sống người dân nơi đây muốn tìm chỗ nghỉ ngơi, sinh hoạt dường như chưa có. “Khu du lịch ra đời đã đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của đại bộ phận du khách về một điểm dừng chân trên hành trình khám phá của mình” – ông Khoa cho biết. Kể từ khi đi vào hoạt động, mỗi ngày đều có khách ghé đến tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, nhất là những dịp cuối tuần lượng khách luôn tăng vọt, có lúc lên đến gần 200 người.

Khám phá du lịch Me Xanh

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
04-05-2023 11:10:53 Lành Lành

Me Xanh là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá và trải nghiệm thiên nhiên hoang dã với những cảnh quan hùng vĩ của rừng núi, suối, thác, hang động và đặc biệt là đàn voi hoang dã

Trả lời

 
logo-top7review-vn-19173b

Top7review.vn - Cộng Đồng Review Uy Tín - Thông Tin Được Xác Thực

Cộng đồng Review. Shop, cửa hàng, địa điểm, dịch vụ, thông tin giải trí. Top7review.vn nơi chia sẽ kiến thức hửu ích

DMCA.com Protection Status